Hồi mười mấy tuổi, ba Lãnh có lần vào phòng hỏi “Con có thời gian không”. Thay vì lo chúi mũi gõ luận thì Lãnh “Dạ không sao ba. Ba nói đi”
Thế là ông bật khóc.
14-15 tuổi, Lãnh không biết phải làm gì.
“Sao ba khóc”
“Ông nội nói ba là thằng này thằng nọ… Ba mệt quá. Ba xin lỗi con”
Lãnh ngạc nhiên. “Ông cũng lẫn rồi, ba chấp làm gì.”
Vài ngày sau Lãnh nói với Mẹ ba như thế đó, mẹ có biết không. Ngạc nhiên hơn là: mẹ rất dửng dưng.
Đó là mẩu ký ức rất nhỏ để chục năm sau khi Lãnh dần xâu chuỗi các sự kiện lại thì Lãnh lờ mờ đoán ra một người đàn ông chỉ khóc khi bị đau đớn tột cùng. Ba đã qua rất nhiều nỗi đau. Một trong những vết sẹo đó là Mẹ.
Ngày đó ánh mắt của mẹ rất độc. Có nhiều khi Lãnh ghét trí nhớ của mình kinh khủng. Biết nhiều không bao giờ là hạnh phúc.
Lãnh đoán (chắc cũng không sai) rằng ba chịu đựng cũng ngần ấy năm để cho con cái vẫn còn tôn trọng vợ mình. Đứa đang luyện thi cấp Ba, đứa còn Tiểu học. Tính làm sao
Về sau, Lãnh tìm hiểu về nguồn gốc ba mẹ mình lớn lên như thế nào. Người thì thay tã cho bà nội nằm liệt, người thì bắt bà ngoại bán con Heo cuối cùng để mua cho bằng được cái xe đạp đi học. Lãnh dần hiểu bản chất mình được sinh ra từ ai, và do đâu.
Lãnh không trách mình là ai nữa rồi. Máu của mình, biết thay làm sao được. Không có Ba và Mẹ, Lãnh sẽ không có cái trực giác nhạy cảm đến vậy. Và cũng không còn cách nào khác, buộc phải ăn bớt tuổi trẻ để thành những tâm hồn 40-50. Ba mẹ ly dị mà Lãnh tưởng như chính mình đã đi qua bao nhiêu cuộc hôn nhân và cách sống đổ vỡ của từng người một.
Tuổi thơ là cái được cho và bị tước đi.
Trưởng thành cào cào, cũng là bất đắc dĩ.
Cảm ơn sinh nhật của Mẹ, của mình như thế nào, Lãnh cũng không biết.
20-11