đừng để bị “luộc” trước-trong-sau khi rời châu Âu

Travel Concept

Xin kể 3 câu chuyện hỉ nộ ái ố của bản thân: Visa, Mất đồ và Du lịch giá… quá rẻ để mọi người không bị luộc như mình đã từng.

Background:
Mình là du học sinh tại Mỹ,
nộp visa đi học ở châu Âu tại LSQ Pháp và Ý ở New York.

Các trường hợp có cùng background sẽ thấy hữu ích.
Còn nếu khác thì có thể đọc cho biết :3


Chuyện 1: Visa và những giấy tờ yêu cầu “ngoài” checklist

Mình đi trao đổi một học kì tại Pháp vào năm 2 Đại học, và Ý vào năm cuối (Trường từ bi cho đi sau khi đã petition).

Visa nộp là hạng sinh viên – Student visa. Mình đi học 100 mấy ngày.

Với 100+ ngày đó thì Pháp classify là Longterm Contemporary, không cần làm Giấy cư trú khi tới Pháp nhưng Ý cứ hơn 90 ngày là quất Longterm hết bắt làm thêm Giấy cư trú – Permit khi đến Ý.
(Ở có 3 tháng hơn mấy chục ngày đi làm cái thẻ ấy tốn hơn một trăm ơ rô mất nết vkl…..)

Nguyên tắc đi nộp visa muốn biết Lãnh sự quán/Đại sứ quán (LSQ/ĐSQ) cần gì thì phải đọc website của họ ở những thành phố mình sẽ phải tới nộp. Không phải bang nào cũng có tất cả LSQ nên phải tự kiểm tra nếu mình phải đến Chicago hay New York hay DC nộp.

Những nhầm lẫn chết người đã suýt giết chết mình:

  • Các lãnh sự quán của CÙNG một nước KHÔNG có chính sách cho visa y hệt nhau. 
    Có những cái French Consulate ở Boston cho phép nhưng French consulate ở New York thì bắt đi về làm lại. Và tất nhiên chưa chắc French consulate ở Việt Nam lại chấp nhận bank statement của tài khoản ngân hàng ở Mỹ.
  • Chưa chắc cứ nộp visa ở nước mình có Hộ khẩu thì 100% là sẽ ổn. 
    Kể một câu chuyện hài khóc không ra nước mắt của bạn mình là du học sinh Mỹ về Việt Nam xin visa đi Spain, Tây Ban Nha thì ra Spain Consulate ở Hà Nội bảo mày về lại Mỹ mà nộp visa đi học chứ tụi tao không có kiểm tra được chương trình học của mày ở Mỹ hay ở châu Âu nha.
    (Ôi còn có cả chuyện hài quay lại về Mỹ LSQ cũng bảo ê mày về nhà nơi có Permanent Residence – hộ khẩu vĩnh viễn mà nộp)
    >> Giải pháp chỉ có một: Gọi hay Email LSQ/DSQ để hỏi trước xem nên đi nộp ở đâu. Không là ăn cám…
  • Phải mua vé máy bay trước để đi học ngắn hạn tại châu Âu mà website không để là được bay ra trong khoảng nào. 
    Hồi trườc Pháp cho rời nước nó trong khoảng 30 ngày kết thúc học. Tưởng Ý trong khối Schegen cũng có chính sách tương tự.
    ôi tôi đã lầm…
    Ý chỉ cho có … 7 ngày để đi chơi sau khi kết thúc thời gian học.
    >> Mất tiền đổi vé. Như L. Lần sau khủng bố email + phone call để hỏi trước khi mất tiền vô lý.
  • Những giấy tờ yêu cầu NGOÀI checklist #oymeoi
    Xin thề là website của LSQ các nước được maintain rất là … tệ.
    Trừ các nước như Mỹ, Anh, Đức, Úc… Ôi cứ nhìn vào độ responsive trên website và cung cách phục vụ là thấy tình hình kinh tế sáng sủa hơn hẳn. (Chắc cũng có correlation). Chả bù lười biếng, bitchy, khó tính, nhiễu sách như Ý và Pháp. Tây Ban Nha còn tệ hơn. (Có muốn trả thêm tiền để được expedite cũng không có…)

    Trước lúc apply visa mình đã đọc nát cái website và những thứ được yêu cầu, sao thấy thiếu official transcript nên thôi back up thêm cái transcript copy cho nó chắc ăn.
    Tới lúc hẹn gặp phỏng vấn visa LSQ đưa cho một cái checklist mới tinh tươm các chế ạ, và nó có official transcript trên ấy….

    Chưa hết,
    Hệ thống banking của Châu Âu không có recognize bank statement như Mỹ. 
    LSQ yêu cầu 3 tháng bank statement các bạn hồn nhiên in ONLINE ra đúng hem ?
    (Chứ không chả biết thấy 3 tháng statement đâu ra.)
    Cái xong đúng hôm hẹn nhìn cái checklist mới ấy thấy ghi to dùng “3-month-statement (NO ONLINE)” cái đực mặt ra ủa là sao dợ …

    >> Thì hoá ra phải chạy ra ngân hàng của mình xin thêm một cái giấy gọi là BANK LETTER hay CERTIFICATE OF ACCOUNT DEPOSIT hay các thể loại chứng minh số tiền trong tài khoản có CHỮ KÝ/CONTACT xác nhận của nhân viên ngân hàng là mới chịu cơ.
    Cầm cái tờ giấy đó kẹp chung với 3 tháng bank statement online là ưng đó.

Tóm lại, không biết phải hỏi (email/phonecall). Chuẩn bị tinh thần gửi thêm giấy tờ chịu trận làm lại. Chào mừng các bạn đã đến vùng đất của Tư bản già đang giãy chết, làm gì cũng rề rà, dở hơi. #vỡmộng


Chuyện 2: Mất đồ

Nếu có ai đã xem Taken 1 thì thực tế chắc cũng không xa là mấy đâu… (Nhất là mấy đứa con gái châu Á da vàng mặt ngây ngô bé tí teo đi một mình có tiền mặt)

Kể “ngắn gọn” quả bị lừa mất lấy cái balo nửa đêm tại Rome Termini Station khét tiếng của Ý. Hai tay 2 vali to đùng 50kg total kèm 1 balo trên lưng đang te te đi thì mình nghỉ mệt 5 phút để ra xe buýt tới sân bay thì có thằng khều “Ê vali mày bị dơ kìa”.

Thấy nghi nghi, cuối xuống, tháo balo ra để kế bên mà lau vali và nhìn canh chừng nó quài chả thấy nó làm gì mình tưởng ổn. Xong kéo vali ra xe buýt…

Mất 2′ nhận ra mất bà nó cái balo có giấy tờ quan trọng chứng minh là sinh viên của Mỹ (I-20) kèm laptop và tài sản valuable khác !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! @#$%@$@$#!&*

May phước trừ cái passport là trong người dưới 3 lớp áo kín mít. *mô phật*

Mình có 2 ví và 5 thẻ tín dụng. Một nửa đã ra đi theo cái balo huyền thoại ấy và một nửa vẫn còn trong người.

Gọi điện cho người yêu (cũ) kiếm cho cái số của LSQ Mỹ tại Ý hỏi tao có được bay hay không khi mất I-20 chỉ còn passport thôi. Nó bảo được nhưng phải khai báo ở đồn cảnh sát. Ở sân bay của mày có một cái đó.

Lồng lộn ra sân bay thôi chứ sao giờ, mà vẫn chưa hiểu cái quái sao mà mất chớp nhoáng tại cái thằng đấy mình nhìn nó rõ ràng chả làm gì mình ấy. Tới đồn cảnh sát người ta hỏi, “mày có thấy thằng nào đồng phạm nữa không không“.
DCM có thằng khác kéo balo của mình từ phía sau lưng.
(Mà giờ nghĩ lại nếu có bất giác quay lưng thấy thằng đó, chắc bây giờ cũng không còn xác mà ngồi đây viết mấy dòng này… Cám cảnh thân phận con mắm đi di chuyển một mình)

Tiếp,
Mấy đời ở sân bay có FREE printing service cho passenger. Chắc nhiều người bị lột hết nên Rome Airport triển khai dịch vụ ấy.

Đó giờ scan hết giấy tờ quan trọng lưu trên Drive và Dropbox mẩm chắc chả bao giờ cần.
AI CÓ DÈ BÂY ƠI….
In điền cuồng sạch bách copy I-20, transcript, letters, etc. Bay về tới Mỹ vẫn chưa hoàn hồn đưa hết tờ khai báo mất, giấy tờ in lại cho Hải quan rồi “được” chuyển sang một phòng riêng để double check lại danh tính. Cảm tưởng giống như bị tình nghi là khủng bố hay giả mạo passport của ai vậy :”<

Rồi mọi thứ cũng đã qua…từ cái mùa đông 2013-2014 khủng khiếp đó.
Tới giờ vẫn còn bị paranoid.

>> Đi châu Âu xấu nhất, có thể không còn passport thì vẫn phải còn tiền.
Để đủ chi phí lết được tới LSQ Việt Nam tại nước đó để làm gấp passport trong 2 tiếng. 
Chứ không thì … lội bộ. Mà muốn đi bộ thì mình đang mặc định cho rằng các bạn còn điện thoại, còn tiền, có 3G để tự mò được đường và kiếm địa chỉ LSQ ở đâu…

Ráng đi hai mình ít nhất trở lên.
Mà thực ra đi hai mình có con trai mà nó cũng tong teo như mình thì chắc cũng không địch lại ai …

Có bận đi với người yêu (cũ) ra tháp Eiffel bị hai đứa tiến tới sọt vào ngón tay mấy cọng chỉ nói dăm ba câu vớ vẩn. Sau 2 phút nó đan xong cái vòng vòi tiền cầm cái kéo hù cắt vào tay (?!) Ơ cái L, may trong ví chỉ toàn mấy tờ đô la lẻ lẻ chúng nó hậm hực lấy rồi đi.

Kinh nghiệm ở châu Âu là đem tiền mặt lẻ lẻ trong ví nhưng tiền nhiều thì diếm trong người phòng khẩn cấp. Có bị cướp thì đưa cái ví toàn tiền lẻ ra…. -,-


thôi tới đây mấy bạn đừng đau lòng.
nhớ cẩn thận hơn mức cần thiết là được.
Mong mọi người đều may mắn hơn cái con mắm này.


Chuyện 3: Du lịch giá… quá rẻ

Kể chuyện dui hơn là bay đi lòng vòng châu Âu còn rẻ hơn đi Xe lửa.

Có mấy chục ơ rô: 20 euros, 30 euros một chiều Paris – Rome, Madrid – Berlin, etc. của các hãng hàng không …siêu rẻ như Ryan Air, EasyJet (tốt hơn Ryan Air tẹo), WOW Air (có giá rẻ giữa Mỹ – Châu Âu nữa!!!)
Mỗi tội là phải tự in Boarding Pass và trả cân hành lý Carry-on.
Vì nó rẻ mà, không mất chi phí cho nhân viên hầu hạ các bạn thì các bạn tự self-service. Bay giá rẻ thì travel light thôi, mang nhiều đồ làm sao làm một tour mấy nước liền được. Sân bay cũng không phải sân bay chính nhưng có bus đi – đến rất tiện.
Chấp nhận được cho một cái giá quá xá là rẻ.

Đi train thì không phải qua security check mà còn được ngắm cảnh đẹp nhưng mà lâu hơn. Tuỳ bạn muốn gì ha. Nhưng sự lựa chọn rẻ nhất đã nói ở trên là quá tuyệt cho sinh viên rồi : )

Chúc mọi người đi châu Âu học được nhiều cái hay cái vui, và an toàn trở về :”>

– An và những trải nghiệm travel bầm dập –
New York, 14/05/2016

Ponte alla Grazie-9

mstruonganh

Olivia, Peace & The Olive Tree | www.mstruonganh.com

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s