4 điều người trong cuộc đã tìm kiếm

VACCretreat-104

Kết quả đã được gửi ra cho thế hệ Ban tổ chức thứ 3 của Hội thảo Nghề nghiệp VietAbroader 2016.

Chân thành cảm ơn các anh chị tiên phong mở đường đã làm nên hội thảo lần đầu tiên vào năm 2014 tại Sài Gòn, khi trong tay không một số liệu thống kê nào về sự thành công của các kì hội thảo nghề nghiệp trước, khi chưa có tiếng tăm gì trong mảng nghề nghiệp, khi đa phần các bạn sinh viên trong nước còn chưa biết VietAbroader là ai, khi chúng ta còn chưa biết các bạn thực sự có nhu cầu gì về nghề nghiệp, ngành nào các bạn muốn làm, cung cầu của thị trường các ngành ra sao, các doanh nghiệp trong nước có biết chúng ta là ai, ai sẽ tin tưởng tài trợ tiền cho chúng ta làm hội thảo để sự kiện được miễn phí cho các bạn sinh viên ?

Giữa muôn trùng những cái không biết ấy, VACC 2014 đã để lại một nền tảng vô giá để BTC 2015 tiếp tục gầy dựng. Một lần nữa chúng ta cũng chưa chắc mô hình hội thảo 200 người hay mô hình 50 người với các talk nhỏ sẽ tốt hơn cho các bạn sinh viên. Chúng ta vẫn chưa có số liệu thành công từ sinh viên tham dự của hội thảo năm trước: các bạn còn quá trẻ để chúng ta đo lường sự thành công lâu dài của hội thảo, các công ty biết đến chúng ta vẫn còn quá hạn chế. Chúng ta có nên “liều” giới thiệu những ngành nghề mà trước giờ ít ai bận tâm tham khảo. Supply chain, Engineering, etc. mở ra thì bao nhiêu bạn sinh viên tham dự ? Nhọc công mời diễn giả rồi không sinh viên thèm đi chẳng nhẽ lại hỏng ?

Và thế là, chúng ta đã làm Career Talk mô hình nhỏ 3 talks cho 50 bạn sinh viên tại Hà Nội và Career Conference 2 ngày lớn cho 200 bạn sinh viên ở Sài Gòn.

Chúng ta stretch hết giới hạn để mời được Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan cho Career Talk Hà Nội. Chúng ta dốc tâm pull được 7 industries trong đó có 3 ngành chưa từng có trong VACC 2014: Supply Chain, Management Trainee và Engineering cho Sài Gòn.

Chúng ta phỏng vấn từng bạn sinh viên tham dự để kết nối với các diễn giả cùng ngành thật chu đáo ở Hà Nội thì trong Sài Gòn chúng ta gọi điện hỏi thăm các bạn sinh viên đang bận tâm câu hỏi nào nhất trong đơn để giải đáp.

Chúng ta mỗi ngày ngồi trên đống lửa kiếm tiền tài trợ để chốt venue, chốt tiền in và có mặt mọi nơi để đối phó với khủng hoảng khi diễn giả bận công tác đột xuất hay doanh nghiệp rút ý định hợp tác.

Chúng ta không được phép phạm sai lầm với Diễn giả, với các Doanh nghiệp vì hậu quả thì khôn lường, mà chúng ta có quá nhiều cái chưa-biết và bẫy sai phạm thì mênh mông.

Cho nên, chị đã tìm kiếm điều gì ở các em làm Ban tổ chức của VACC?

1/ Khả năng rào đón rủi ro và khả năng “bơi” có định hướng giữa muôn vàn điều chưa biết và chưa chắc chắn (uncertainty).

Các em có thể lên một kế hoạch đơn giản như tổ chức một buổi viết resume.
Nhưng rủi ro các em tự thấy là gì trong mô hình người ở trên nói và người dưới nghe ? Nhàm chán.
Các em tự thấy gì về việc sửa một resume chung cho mấy chục người xem ? Kém hiệu quả. 
Các em chọn người tham dự như thế nào ? Đã có resume ? Chưa có resume ?
Các em đánh giá sự thành công nhỏ của buổi workshop ấy như thế nào để biết mình làm đã thoả mãn nhu cầu của các bạn ? Đến cuối workshop, các bạn đã có một resume tinh tươm là thành công ? Rồi những bạn không có gì trên resume thì làm sao ?
Và thấy được rủi ro rồi, các em sẽ làm gì tiếp theo ?
Chị muốn tìm thấy tố chất thứ 2 sau của các em:

2/ Tư duy giải pháp:
Ai ai cũng biết ngồi nghe giảng rất chán với tỷ lệ 1 giáo viên và 40 học sinh.
Thế thì workshop của em 3 diễn giả và 50 bạn sinh viên thì có chắc là bớt chán hơn ?
Hay là mình chia nhỏ thành nhóm nữa nhỉ ?
Rồi trong các nhóm có bạn e dè không chịu nói ? Có bạn hỏi vớ vẩn? Có bạn thích nói all the time thì mình nên có người facilitate ?
Phải gỡ rối hết các nút thắt trong chương trình TRƯỚC khi nó diễn ra. Chứ không phải CHỜ  xem lúc ấy như thế nào rồi tính tiếp. “If you fail to plan, you plan to fail.”

Nhiều bạn bảo “nhưng vấn đề có mang tính cố hữu thuộc về bản chất thì làm thế nào ạ?”
Lời khuyên là các em nên đọc sách nhiều, học hỏi nhiều để tìm ra phương hướng giải quyết.

Nếu như các em không phải là người có thể đề ra giải pháp cho các khó khăn và rủi ro của tổ chức em nộp đơn, thì họ nhận em vì điều gì ?

3/ Khả năng đo lường mức độ thành công:
Làm ra chương trình hay sàn lọc các bạn sinh viên hay kiếm địa điểm, cái chi cũng phải biết như thế nào là thành công có thể chấp nhận được bởi mình và những người khác. Khả năng tự xác định được cái chuẩn ấy là một kĩ năng quan trọng để biết mình đang ở đâu và cần gì để cải thiện để nâng cái chuẩn ấy lên. Đấy là tiền đề cho tư duy giải pháp. Khi không thành công như cái chuẩn được đề ra, giải pháp phải được tiếp tục suy nghĩ.

Và thước đo thành công luôn dốc. Chúng ta không thể mãi mãi đi trên thanh ngang của những gì năm ngoái đạt được. Và liệu thước đo của chúng ta có đang xuống dốc ?

Quan điểm của chị:
Hãy trăn trở cho những gì có thể được cải thiện tốt hơn ngay cả khi tất cả mọi người đều hài lòng. 

4/ Sự khiêm tốn

Các em tuổi trẻ tài cao thật sự chị rất may mắn có dịp được nói chuyện và trao đổi cùng các em. Đó là một privilege của người phỏng vấn đi đãi cát tìm vàng, luôn mong muốn có được. Khi đã thoả mãn 3 yêu cầu trên, đều tài năng như nhau, thì sự khiêm tốn, hiểu mình đang thiếu điều gì ở các em là yếu tố quyết định cuối cùng.

Chỉ có những người biết dùng cái tôi để bảo vệ chính kiến đồng thời biết bỏ nó sang 1 bên để nhìn nhận lỗ hổng, và trân trọng cái đúng của người khác mới là người chị tìm kiếm.

Chúng ta đều biết chúng ta có năng lực. Nhưng chúng ta cũng biết chúng ta không hoàn hảo. Trả lời câu “điểm yếu hay thất bại từng có” classic rằng: “em biết em chưa nhìn nhận được đúng khả năng của các bạn trong team” hay “em biết em không phải là mẫu người có thể lãnh đạo người khác” là một câu trả lời rất đáng để trân trọng.

Kèm với giải pháp: Em đang cố gắng để nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn qua đọc sách hay em nghĩ em có thể làm tốt vai trò của mình là lắng nghe các bạn thay vì lãnh đạo các bạn” là các em chính thức bước vào Ban tổ chức.

Tất nhiên chị sẽ hỏi thêm một loạt các câu hỏi duy tâm khác để hiểu các em hơn. Đến đây thì chúng ta hoá làm bạn rồi. Vặn vẹo các em cũng chỉ để các em nhận ra mình đã chưa thấu đáo ở đâu và cho các em cơ hội gửi email kế hoạch chi tiết lần hai sau khi đã được chị feedback trong vòng phỏng vấn. Sự tận tâm và trách nhiệm của các em đã được thể hiện qua cơ hội lần thứ hai đấy.

*Một vài điều về quyền từ chối:

Có những bạn có thực tập tại Mỹ không thể về Việt Nam viết email giải thích chi tiết rút cơ hội phỏng vấn làm chị cảm thấy ấm lòng bao nhiêu thì có những em đến giờ phỏng vấn skype bay ngang nào bảo “không interview được nữa” kèm theo lý do thoái thác rất vớ vẩn “vì bận”.

Các em nghĩ các em có quyền không interview khi người khác, ít nhất 2 interviewers để đánh giá em công bằng nhất đã phải dậy sớm hoặc ngủ trễ hay thức đến 3-4 giờ khác vì lệch múi giờ ba châu lục Mỹ-Âu-Á để phỏng vấn các em ? Cái tên của các em vĩnh viễn vào blacklist của những anh chị interviewer ngày hôm đó đã bỏ giờ học thi, đã bỏ thời gian ngủ, ráng thức để gặp các em “vì candidate tốt, không thể phí phạm.”

Và các em đơn giản quăng 1 vài messages “Dạ em xin rút”. Đó là sự thô lỗ nhất mà một người có tư cách và có tâm có thể làm. Đã quyết định nộp đơn là phải theo đuổi. Có thôi theo đuổi cũng phải biết cách giải thích để quyết định đó không bao giờ tổn hại các em.

Hãy học kĩ năng xin lỗi và từ chối.

Cuộc đời này va phải nhau cũng ít nhiều. Các em muốn network, muốn tăng cơ hội nghề nghiệp, thì hãy biết trân trọng từng mối quan hệ, với người quen, người lạ thì sau này mới mong có thể giữ chân khách hàng và chiếm niềm tin của đối tác. Và những hành động vô trách nhiệm ngày nào, cũng đã kết luận con người các em, thì quả đáng tiếc.

Cho những gương mặt Ban tổ chức VACC 2016 hai miền Nam Bắc:
Chị có lời khen các em. Nhờ có các em mà niềm tin vào thế hệ đàn em của chị thêm vững chắc. Có em xuất chúng, có em hiền lành, có em lanh lợi, có em thật thà, tất cả đều rất đáng yêu, đáng nể và đáng quý.
Chúng ta có thể sẽ phải buông bỏ những gì chúng ta đã đề ra để theo hướng giải quyết mới,
chúng ta có thể sẽ thấy tự ti khi các anh chị góp ý,
chúng ta có thể bất đồng với quyết dịnh của các bạn trong team,
chúng ta có thể suy sụp không tin tại sao thất bại vẫn đến khi đã chuẩn bị rất kĩ.
Và rồi tất cả chúng ta đều sẽ lớn thật mau sau 3 tháng làm việc quên ăn quên ngủ.
Các em sẽ có một mùa hè bão táp rực rỡ như các anh chị đã từng trải qua.
Việc đó thì không cần phải lo 8-}

Buckle up, soldiers.
Luck doesn’t really help unless you put 200% of yourself in the game.

Nguyễn Bảo Trường Anh
Former VietAbroader Career Conference 2015
Co-head VietAbroader Business & Career, Executive team 2016

mstruonganh

Olivia, Peace & The Olive Tree | www.mstruonganh.com

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s